Để trả lời câu hỏi trên, bài viết này sẽ phân thích ưu, nhược điểm của mỗi loại vật liệu (theo đánh giá cá nhân) và đưa ra kết luận.
Kim loại

- Chăc chắn và hiện đại: không thể phủ nhận, những chiếc điện thoại có lớp vỏ chế tạo từ kim loại đều trông rất chắc chắn. Đây cũng là yếu tố được nhiều người dùng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, kim loại còn là một phần quan trọng trong trường phái tư duy thiết kế công nghệ. Những chiếc vỏ kim loại nguyên khối được chế tác tỉ mỉ luôn mang đến những hiệu quả thẩm mỹ nhất định.
- Truyền nhiệt: Khi cầm điện thoại có vỏ kim loại trên tay, cảm giác đầu tiên mà bất cứ ai cũng cảm nhận được là mát lạnh, và tất nhiên điều ấy làm hài lòng khá nhiều người sử dụng. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, nhờ khả năng tản nhiệt ra bên ngoài nhanh, nhiệt độ các linh kiện bên trong luôn được ổn định, gia tăng độ bền bỉ cho máy.
Nhược điểm
- Dễ biến dạng: đây là điểm yếu chung của kim loại, đặc biệt những kim loại nhẹ như nhôm.
- Truyền RF: hay dễ hiểu hơn là truyền tín hiệu sóng di động LTE, Wi-Fi và Bluetooth thiết bị. Nếu toàn bộ vỏ làm bằng kim loại, khả năng tiếp nhận và truyền RF của điện thoại sẽ bị suy yếu rất nhiều. Đây cũng là lý do mà nhiều mẫu smartphone vỏ kim loại cần có dải dây ăng ten bằng nhựa.
- Truyền nhiệt: Khá buồn cười khi khả năng truyền nhiệt vừa là ưu điểm lại cũng là nhược điểm của chất liệu kim loại. Do khả năng tản nhiệt tốt nên toàn bộ nhiệt lượng bên trong máy sẽ truyền ra ngoài và đến tay người dùng, sẽ rất khó chịu khi sử dụng máy trong thời gian dài hoặc chạy các ứng dụng nặng.
Nhựa

- Chi phí: Điện thoại với vỏ bằng nhựa sẽ có chi phí sản xuất rẻ hơn, đồng nghĩa với việc hoặc nhà sản xuất có thể thu lợi nhuận cao hơn hoặc người dùng tiếp cận được với giá thành tốt hơn, hoặc cả 2.
- Độ dẻo dai: Nhựa ít bị móp méo hơn so với kim loại (nhưng nếu va chạm quá mạnh có thể nứt vỏ nhựa). Thậm chí, khi bị móp méo nó cũng có thể khôi phục lại bằng cách uốn cong dưới tác dụng của nhiệt.
- Truyền RF: Chất liệu nhựa không làm ảnh hưởng đến khả năng thu phát tín hiệu của thiết bị.
- Đa dạng về màu sắc: Bất kỳ màu sắc nào được người dùng ưa chuộng đều có thể chế tạo được vỏ nhựa, nhưng kim loại và kính thì không thể (khó) thực hiện điều này.
Nhược điểm
- Không sang trọng và thường rẻ tiền: Hầu như các mẫu điện thoại có vỏ làm bằng nhựa đều thuộc phân khúc thấp hoặc phổ thông và chất lượng hoàn thiện về thiết kế hay cấu hình cũng khó có thể tốt được. Điều này gây ra sự nghi ngại nhất định với những người muốn có một chiếc điện thoại cao cấp bằng nhựa.
- Dễ bẩn và khó làm sạch: Lớp vỏ nhựa có thể bị ám màu trong quá trình sử dụng, do nhiều tác nhân như thời tiết, môi trường hay đơn giản chỉ là mồ hôi tay của người dùng.
Thuỷ tinh

- Truyền RF: Giống như nhựa, thuỷ tinh dễ dàng cho tín hiệu sóng đi qua nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sóng wifi, di động hay sạc không dây.
- Sang trọng: Điện thoại có mặt sau bằng thủy tinh sẽ thể hiện được chiều sâu nếu thêm một lớp nền bên dưới (hiệu ứng gương). Thuỷ tinh cũng lấp lánh và trơn mượt tạo hiệu ứng thị giác và cảm giác sử dụng rất tốt. Ngoài vẻ sang trọng, nó cũng mang đến cảm giác cứng cáp và mát lạnh khi cầm giống kim loại, khi sử dụng sẽ ít nóng hơn.
Nhược điểm
- Dễ vỡ và trầy xước: Không có gì phải bàn về việc đây là chất liệu dễ vỡ nhất trong 3 chất liệu được bàn đến. Thuỷ tình còn dễ trầy xước, dù dùng các loại kính cường lực cao cấp nhất, nó vẫn dễ bị trầy bởi cát hoặc bụi cứng. Không giống như nhựa hay kim loại, khi bị trầy, vẻ đẹp của thuỷ tinh giảm đi rất nhiều so với lúc nguyên vẹn.
- Trơn và dễ tuột tay: đây là tình trạng thường thấy đối với người dùng điện thoại có mặt sau bằng thuỷ tinh. Đặc biệt khi tay bị ẩm ướt, chỉ cần cầm hơi chặt hay bóp mạnh cũng sẽ làm máy tuột khỏi tay người dùng.
Tạm kết
Đâu sẽ là chất liệu tốt nhất cho chiếc điện thoại của bạn? Nếu không cần đến tính năng sạc không dây, một chiếc điện thoại vỏ kim loại nguyên khối sẽ là ứng viên đầu tiên mà người viết đề cử với bạn. Nó sẽ đảm bảo được sự chắc chắn, sang trọng và thực tế là giá bán dễ tiếp cận, tất nhiên điều kiện cần là bạn sẽ phải dùng máy cẩn thận tránh va chạm. Còn lại, bạn cần một chiếc điện thoại cao cấp, đẹp đẽ hay bền bỉ; môi trường sử dụng trong văn phòng hay công trường với nhiều tác nhân dễ khiến thiết bị hỏng hóc... Điều đó sẽ quyết định bạn nên lựa chọn điện thoại có vỏ bằng kim loại, thuỷ tinh hay nhựa.